LÁI XE ÔTÔ TRÊN NHỮNG ĐƯỜNG XẤU
1. Đường nhiều ổ gà
Khi lái xe ôtô qua mặt đường có nhiều ổ gà phải giảm tốc độ, về số thấp và giữ đều ga.
Khi vượt qua rãnh nhỏ cắt ngang đường, phải giảm tốc độ, về số thấp và từ từ cho xe ô tô vượt qua rãnh rồi mới tăng tốc độ và chạy bình thường.
Khi vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, phải gài số 1 và từ từ cho 2 bánh trước xuống rãnh, tăng ga cho 2 bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh sau từ từ xuống rãnh rồi tăng ga dần cho xe ô tô lên khỏi rãnh.
Khi vượt qua rãnh nhỏ cắt ngang đường, phải giảm tốc độ, về số thấp và từ từ cho xe ô tô vượt qua rãnh rồi mới tăng tốc độ và chạy bình thường.
Khi vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, phải gài số 1 và từ từ cho 2 bánh trước xuống rãnh, tăng ga cho 2 bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh sau từ từ xuống rãnh rồi tăng ga dần cho xe ô tô lên khỏi rãnh.
2. Lái xe trên đường trơn trượt, băng tuyết
Đường trơn trượt, có băng, tuyết là loại đường có hệ số bám đường thấp, cónhững đoạn hệ số bám đường bằng 0, do vậy lái xe trên những đoạn đường này thường dễ mất lái, chệch hướng quỹ đạo chuyển động, nhất là khi đi vào đường cong. Để đảm bảo an toàn ngoài việc tuân thủ khoảng cách an toàn với xe phía trước (thông
thường là từ 4 đến 10 giây tùy thuộc vào độ bám đường của lốp xe và tốc độ của xe) và phải thực hiện các bước sau:
1. Giảm ga
thường là từ 4 đến 10 giây tùy thuộc vào độ bám đường của lốp xe và tốc độ của xe) và phải thực hiện các bước sau:
1. Giảm ga
2. Đối với xe số điều khiển cơ khí (số sàn) về số thấp.
3. Giữ ga đi đều, không tăng ga đột ngột
4. Hạn chế sử dụng phanh, khi bắt buộc phải dùng phanh thì không phanh gấp; phối hợp sử dụng bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga để giảm tốc độ của xe (sử dụng phanh bằng động cơ).
5. Đánh lái nhẹ nhàng để đưa ô tô về đúng quỹ đạo chuyển động trên nguyên tắc: nếu đuôi xe bị trượt về phía nào thì đánh lái về phía đó để xe chuyển động thẳng.
6. Khi xe chuyển động trên đường cong trơn trượt, xe rất dễ bị mất kiểm soát do có tác động thêm của lực ly tâm, trong khi lực bám của lốp xe bị giảm nhiều (có khi bằng 0). Do vậy trên đoạn đường này không được sử dụng phanh, sử dụng số thấp, đi chậm, tăng giảm ga nhẹ nhàng, phối hợp với bàn đạp ly hợp.
3. Lái xe trên đường lầy
Khi xe ôtô chuyển động trên đường lầy (mặt đường bị biến dạng nhiều), bánh xe dễ bị trượt quay. Trong trường hợp này cần cho xe lùi lại và tìm mọi biện pháp làm tăng khả năng bám của bánh xe với mặt đường (lót bằng đá vụn, ván gỗ, xích quấn vào lốp xe…), đào rãnh để bánh xe không bị cản. Tuyệt đối không tăng ga vì càng tăng ga càng làm cho mặt đường bị lún sâu hơn như hình vẽ 3-15, không phanh gấp như trên hình 3-16, hình 3-17. Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể gài vi sai (nếu có) và xả bớt hơi trong lốp để xe ôtô vượt qua đoạn đường lầy.
Hình : Lái xe trên đườn trơn lầy
Hình : Không phanh gấp trên đường trơn
Hình : Xe mất hướng khi phanh gấp và đánh lái nhiều
Khi chạy ở đường cứng và trơn, khả năng bám của bánh xe với mặt đường bị giảm, các bánh xe ôtô rất dễ bị trượt quay và trượt ngang.
Khi lái xe trên đường cứng và trơn, người lái xe phải giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm. Khi vào đường cua vòng phải giữ đều ga, không lấy lái nhiều và không phanh gấp.
Nếu xe ôtô bị trượt ngang thì từ từ điều khiển cho xe vào phía giữa đường.
Trường hợp trượt ngang nghiêm trọng phải đào rãnh dẫn hướng về phía an toàn.
Khi lái xe trên đường cứng và trơn, người lái xe phải giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm. Khi vào đường cua vòng phải giữ đều ga, không lấy lái nhiều và không phanh gấp.
Nếu xe ôtô bị trượt ngang thì từ từ điều khiển cho xe vào phía giữa đường.
Trường hợp trượt ngang nghiêm trọng phải đào rãnh dẫn hướng về phía an toàn.
Hình : Xe bị lún quá sâu
Hình : Gọi cứu hộ khi xe lún quá sâu và không thể vượt lầy
Hình : Gọi cứu hộ khi xe lún quá sâu và không thể vượt lầy
Trong trường hợp xe bị lún quá sâu không thể vượt qua được, gọi xe cứu hộ hình (không cố thoát khỏi chỗ lầy vì có thể làm hỏng hệ thống truyền lực của xe).